Trẻ bướng bỉnh! Bố mẹ đã biết cách đối phó?

Những trẻ cá tính mạnh và chính kiến có thể rất thông minh và sáng tạo. Ngược lại, những trẻ bướng bỉnh thường chỉ cố chấp theo ý kiến của mình và không sẵn sàng lắng nghe ý kiến người khác.

Việc dạy dỗ trẻ bướng bỉnh có thể khó nhưng cũng có nhiều điều thú vị. Khi đã xác định được con mình có tính bướng bỉnh, bạn cần điều chỉnh cách dạy con phù hợp.

5 cách dạy trẻ bướng bỉnh mọi cha mẹ có thể tham khảo:

  1. Cố gắng lắng nghe

Giao tiếp luôn mang tính hai chiều. Nếu muốn con lắng nghe mình, trước tiên bạn phải sẵn sàng lắng nghe bé.

Trẻ bướng bỉnh có thể có ý kiến riêng và có thường sẽ tranh luận với người khác. Bé có thể trở nên ngang tàng nếu cảm thấy mình không được lắng nghe. Vậy nên, ba mẹ hãy thật sự lắng nghe ý kiến, băn khoăn của con và trò chuyện cởi mở để bé ngoan ngoãn hơn.

Ví dụ, nếu con bạn không muốn ăn bữa trưa, bạn không nên ép con ăn mà hãy thử hỏi vì sao bé không muốn ăn. Chỉ cần giữ bình tĩnh, bạn có thể tìm ra nguyên nhân khiến con bỏ bữa như bị đau bụng, muốn đi chơi hay buồn ngủ. Khi biết được nguyên nhân, bạn có thể dễ dàng tìm cách cho bé ăn cơm trong vui vẻ hơn.

  1. Không ép buộc con

Khi bạn ép trẻ làm một điều gì đó, bé thường có tâm lý chống đối và làm ngược lại những gì bạn nói. Đây là tâm lý rất thường thấy ở các trẻ bướng bỉnh và cũng là bản năng của một số người lớn chúng ta.

Để tránh tâm lý chống đối này, bạn cần kết nối được với con. Ví dụ như khi con vẫn ngồi xem tivi dù đã quá giờ đi ngủ, thay vì ép buộc bé tắt tivi, bạn hãy ngồi xem cùng con và thể hiện sự quan tâm đến những gì con đang xem. Hãy cùng bé bàn luận về chương trình tivi để có được sự chú ý của bé và dần hướng sự chú ý này sang việc đi ngủ. Con sẽ hợp tác hơn khi thấy bạn quan tâm như vậy đấy.

  1. Cho con lựa chọn: Cách hay dạy trẻ bướng bỉnh

Những trẻ bướng bỉnh thường có suy nghĩ riêng và không thích ba mẹ chỉ bảo mình phải làm gì. Vậy nên, bạn hãy cho con quyền lựa chọn để bé không có cảm giác mình bị ép buộc làm một việc gì đó.

Ví dụ như nếu bạn muốn con đi ngủ trước 9 giờ tối, thay vì ép buộc con ngủ, hãy mang ra hai quyển sách bé thích và hỏi xem bé muốn đọc quyển nào trước giờ ngủ. Nếu bé vẫn không muốn đi ngủ, hãy giữ bình tĩnh và nhắc con rằng hiện giờ con chỉ được chọn một trong hai quyển sách chứ không có quyền chọn không đi ngủ.

Tuy việc cho con được lựa chọn là tốt nhưng bạn không nên cho trẻ quá nhiều lựa chọn vì điều này có thể khiến bé bối rối. Nếu đang cùng con chọn quần áo mặc để đi ra ngoài, bạn có thể cho trẻ 2 – 3 bộ thích hợp để chọn thay vì để trẻ tự tìm đồ trong tủ.

  1. Luôn giữ bình tĩnh

Khi trẻ bướng bỉnh và chống đối, bạn có thể thấy tức giận và dễ lớn tiếng với bé. Tuy nhiên, phản ứng này không làm cho con hiểu ý kiến của bạn mà chỉ khiến bé tỏ ra chống đối hơn nữa. Vậy nên, bạn cần thật bình tĩnh để giải thích rõ ràng cho bé tại sao con phải làm theo lời ba mẹ.

Để luôn giữ tâm trạng bình tĩnh và cân bằng với con, bạn có thể cùng bé chơi thể thao, nghe nhạc hay làm những việc cả hai cùng thích. Khi tham gia những hoạt động thư giãn cùng nhau, bé cũng dần xem ba mẹ là “bạn” và sẽ hợp tác hơn đấy.

  1. Tôn trọng con: Cách dạy trẻ bướng bỉnh hiệu quả

Con có thể không chấp nhận quyền hạn của ba mẹ nếu luôn ép buộc hay ra lệnh cho bé nên việc cho trẻ thấy bạn tôn trọng ý kiến của con là rất quan trọng. Bạn có thể thể hiện sự tôn trọng con để bé hợp tác hơn qua một số cách sau:

Hợp tác với con chứ không yêu cầu con tuân theo chỉ thị của mình

Đưa ra những quy tắc nhất quán với tất cả các con và không tùy tiện phá bỏ những quy tắc này

Lắng nghe cảm xúc, suy nghĩ của con

Để con tự làm những gì nằm trong khả năng của con. Điều này thể hiện cho bé thấy bạn tin tưởng con nữa đấy.

Không nói dối và giữ lời hứa với con

Làm gương cho con. Nếu bạn muốn con làm một việc gì, hãy làm trước để bé có thể quan sát và làm theo.

 

    Đăng ký trãi nghiệm miễn phí

    Hotline: 033 287 5666

    Đặt lịch tư vấn
    Con có đang học Can English không?

    Đăng ký học thử miễn phí